Căng cơ bắp chân là một dạng chấn thương phổ biến. Nó thường xảy ra khi hoạt động quá sức hoặc bắp chân bị dồn lực quá nhiều. Biết cách xử lý khi bị căng cơ bắp chân sẽ giúp mọi người chữa lành tổn thương nhanh chóng. Đồng thời không để lại những ảnh hưởng lâu dài. Cùng Nagifit tìm hiểu về triệu chứng, các chữa căng cơ nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Mục lục
Nguyên nhân gây căng cơ bắp chân là gì?

Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng nó thường gặp hơn ở những người chơi thể thao. Đặc biệt là chạy bộ, những môn cần tới tộc độ nhanh, thường xuyên chuyển đổi tốc độ di chuyển.
Căng cơ là khi các cơ bị co lại, nhưng lại gặp phải tình trạng cưỡng bức để kéo giãn một cách đột ngột. Tình trạng này phổ biến ở các cầu thủ bóng đã, VĐV quần vợt, điền kinh…
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ sau cũng làm tăng khả năng bị căng cơ:
- Tuổi tác: Khi hơn 40 tuổi, nguy cơ căng cơ bắp tăng lên khi hoạt động khá nhiều.
- Giới tính: Nam giới dễ bị căng cơ, tổn thương bắp chân hơn so với nữ giới.
- Không khởi động kỹ trước khi tập luyện.
- Người mang giày không phù hợp khi tập luyện.
- Những bạn nữ thường mang giày cao gót cũng có nguy cơ bị bệnh cao.
- Chất lượng cơ bắp không còn săn chắc, không còn khỏe sẽ có nguy cơ bị căng cơ bắp chân cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết căng cơ bắp chân

Để tìm cách xử lý khi bị căng cơ bắp chân, bạn sẽ cần tới những dấu hiệu nhận biết tình trạng này. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp, điển hình nhất:
- Khó căng cơ bắp chân, gặp đau đớn nghiêm trọng và không thể kiếng chân.
- Đau khi gập cổ chân.
- Gặp vấn đề khi co khớp gối.
- Xuất hiện cảm giác đau nhói, tê ngứa thường xuyên ở bắp chân.
- Bắp chân sưng tấy, bầm tím bất thường không do nguyên nhân bệnh lý.
- Có cơn đau đột ngột ở sau cẳng chân.
Nhìn chung, hầu hết người bị căng cơ bắp chân đều không thể tiếp tục các hoạt động thể chất thường ngày. Nguyên nhân là nó gây đau đớn toàn bộ vùng chân. Ở những người bị rách cơ, cần điều trị kịp thời để tránh hình thành sẹo cơ.
Cách xử lý khi bị căng cơ bắp chân
Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi về quá trình gặp phải chấn thường, sau đó kiểm tra tình trạng cơ của bạn. Cuối cùng là hoàn thành một số chẩn đoán hình ảnh để xác định chắc chắn tình trạng căng cơ, rách cơ.
Quá trình này cũng giúp bác sĩ loại bỏ những nguy cơ gây đau bắp chân khác như đứt gân Achilles, bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Vì thống kê cho thấy có khoảng 10% người bị căng cơ bắp chân là do bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng.
Cách xử lý khi bị căng cơ bắp chân nhanh chóng, hiệu quả
Với phương pháp điều trị tại nhà

Nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, bạn sẽ được hướng dẫn điều trị tại nhà. Các phương pháp thực hiện như sau:
- Nghỉ ngơi: Hãy tạm dừng chạy bộ, mọi hoạt động thể chất khác để làm giảm nguy cơ tổn thương bắp chân nặng nề hơn.
- Chườm lạnh trong 20 phút tại khu vực bắp chân, lặp lại việc này mỗi 2 giờ để tăng hiệu quả. Tuyệt đối không được chườm đá trực tiếp lên da của bạn.
- Hãy nâng cao chân, đặt chân của bạn lên một vị trí cao hơn tim. Cách đơn giản nhất chính là kê một chiếc gối bên dưới chân.
Khi bị đau đớn nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, bạn cần liên hệ với bác sĩ. Từ đó nhận các loại thuốc giảm đau để cắt cơn đau nhanh nhất.
Phẫu thuật để điều trị căng cơ bắp chân
Với những trường hợp bệnh nặng, khiến cơ bị rách, người bệnh sẽ phải phẫu thuật để được điều trị. Sau khi gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở vùng cơ bắp chân tổn thương. Sau đó khâu lại 2 đầu cơ.
Sau khi phẫu thuật hoàn tất, người bệnh sẽ phải bó bột trong vài tuần. Tình trạng này sẽ tiếp diễn đến khi nào cơ lành, có thể tháo bột để vận động nhẹ nhàng. Tùy thuộc vào mức độ phục hồi, bác sĩ sẽ quyết định bạn có phải vật lý trị liệu hay không.
>>> Xem thêm: Giới thiệu 10 thương hiệu máy chạy bộ uy tín nhất hiện nay.
Lời khuyên giúp phòng ngừa căng cơ bắp chân
Như vậy, bạn đã có được cách xử lý khi bị căng cơ bắp chân. Nhưng tốt nhất, hãy phòng ngừa tổn thương này để bảo vệ cơ thể thật hiệu quả. Dưới đây là một vài lưu ý giúp bạn làm được điều đó:
- Hãy thường xuyên tập kéo giãn chân, rèn luyện bắp.
- Không cố chịu đau, hãy nghỉ ngơi vừa sức ngay khi thấy bắp chân có những dấu hiệu khó chịu.
- Giữa những buổi tập luyện, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi vừa đủ.
- Cần sử dụng đúng các kỹ thuật cần thiết khi chơi thể thao.
- Hãy khởi động, kéo giãn cơ bắp chân trước khi vận động mạnh, tập luyện.
- Luôn chú ý mang giày vừa vặn, thoải mái. Đồng thời chú ý ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng sức khỏe cho cơ.

Với những lời khuyên này, bạn có thể chăm sóc cơ bắp chân của mình theo cách tuyệt nhất. Nếu bạn đang tìm cách xử lý khi bị căng cơ bắp chân hay muốn mua dụng cụ tập luyện, hãy gọi cho Nagifit để được tư vấn nhé.